Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Thiếu nước là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng ý thức được bản thân đang có dấu hiệu thiếu nước cũng như thường hay nhầm lẫn nguy cơ mất nước với các vấn đề khác của cơ thể.

Vai trò của nước đối với sức khỏe con người

Khi cơ thể chúng ta mất đi 10 % nước, sẽ xuất hiện các vấn đề xuất khỏe và khi cơ thể mất từ 20 – 25% lượng nước trong cơ thể có thể sẽ dẫn đến tử vong. Những vai trò chính của nước đối với sức khỏe con người bao gồm:

  • Trong cơ thể, nước duy trì cân nặng, duy trì huyết áp, duy trì thăng bằng điện giải, điều hoà thân nhiệt cân bằng ở ngưỡng 370C, khi thời tiết thay đổi nóng lạnh, thân nhiệt của chúng ta sẽ tự động điều chỉnh  nhờ có nước. Duy trì cân nặng, duy trì huyết áp, duy trì thăng bằng điện giải
  • Nước chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng và được hấp thụ vào cơ thể, nước đóng vai trò là dung môi để tạo ra các phản ứng sinh hóa. Trong quá trình chuyển hóa, nước sẽ đào thải các độc tố, chất cặn bã cơ thể không thể hấp thu được thông qua đường nước tiểu và phân.
  • Các khớp xương hoạt động nhịp nhàng, trơn tru và tránh được tổn thương là nhờ có nước. Bên cạnh đó, các hoạt động của các lớp màng nhầy (màng tim, màng phổi, khớp, niêm mạc miệng, màng phim nước mắt…) cũng nhờ nước mà được duy trì một cách nhịp nhàng, đều đặn. 

Cơ thể thiếu nước sẽ như thế nào?

Nước đóng vai trò thiết yếu với cơ thể người. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta nạp nước qua việc ăn uống hoặc truyền dịch và thải nước thông qua đường tiểu, phân, bài tiết mồ hôi, hơi thở,… 2 quá trình này đều diễn ra đồng thời.

Thiếu nước, mất nước (hay mất cân bằng nước) chính là tình trạng mà lượng nước nạp vào cơ thể ít hơn lượng nước thải ra, khiến cho lượng nước cần thiết để duy trì các hoạt động trong cơ thể bị thiếu hụt, làm mất cân bằng nồng độ khoáng chất, lượng đường và muối trong cơ thể.

Vì sao cơ thể thiếu nước?

  • Không tạo thói quen uống nước hàng ngày, nên lượng nước nạp vào ít hơn so với lượng nước thải ra của cơ thể.
  • Cơ thể đang mắc phải các bệnh lý về thận hoặc các bệnh như đái tháo đường  tiêu chảy, nôn ói, sốt, bỏng, đổ mồ hôi trộm,…
  • Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến cơ thể hoạt động thải nước liên tục.
  • Lao động nặng nhọc, hao tốn sức lực hoặc hoạt động thể dục, thể thao cường độ cao.
  • Người lớn tuổi ăn uống kém, trẻ em biếng ăn khiến cơ thể mất nước 
  • Người đang sử dụng các loại thuốc như lợi tiểu, nhuận tràng, xơ nang, điều trị các bệnh lý tuyến thượng thận có thể gây đi tiểu thường xuyên hơn làm mất cân bằng nước.

Dấu hiệu cơ thể thiếu nước mà ta hay nhầm lẫn

  • Da khô: Mất nước khiến làn da trở nên nhăn nheo, khô ráp do mất cân bằng điện giải. Tuy nhiên chúng ta cũng hay nhầm lẫn với nhiều nguyên nhân khác như thay đổi thời tiết, dị ứng, sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo hoặc tiếp xúc với hóa chất… Do đó, khi da trở nên thiếu sức sống, căng tràn hãy nghĩ ngay đến việc bổ sung nước cho cơ thể, trong tình trạng da vẫn không phục hồi sau khi được bù nước, hãy đến các trung tâm y tế uy tín để thăm khám và điều trị.
  • Tiểu ít, giảm lượng nước tiểu: Tùy vào nhu cầu khát và cần nước của cơ thể mà lượng nước được cung cấp và tần suất thải lượng nước tiểu của mỗi người khác nhau. Tiểu ít chính là biểu hiện của cơ thể đang bị mất nước. Đây là điều mà nhiều người thường không để ý và bỏ qua. Đặc biệt là người trẻ hay bận bịu và người già có chức năng thận kém.
  • Nước tiểu có màu sẫm và đặc: Khi cơ thể mất nước, nước tiểu sẽ trở nên sẫm màu và đặc. Tuy nhiên, với những người đang sử dụng các loại thuốc hạ sốt, kháng sinh,… nước tiểu cũng có màu sẫm dễ nhầm lẫn với nguyên nhân cơ thể thiếu nước.
  • Khô miệng, hôi miệng: Mất nước khiến cho tuyến nước bọt bị mất nước, dẫn đến miệng bị khô và có mùi hôi. Nguyên nhân này cũng khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh như viêm loét dạ dày, ợ chua, hôi miệng do viêm chân răng, sâu răng,… Nếu đang có dấu hiệu này, bạn hãy bổ sung nước ngay cho cơ thể.
  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai: Đây cũng là dấu hiệu phổ biến và dễ gây nhầm lẫn với các nguyên nhân khác. Khi mất nước, não sẽ không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết để hoạt động, gây ra các triệu chứng đau đầu đặc biệt là khi di chuyển cơ thể. 
  • Đói và thèm đồ ngọt: Khi cơ thể mất nước, năng lượng dự trữ trong cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc được chuyển hóa và giải phóng, gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt – loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng. 

Mất nước có thể dẫn đến Phù não và sốc nhiệt, động kinh, sốc giảm thể tích, các bệnh lý liên quan đến thận, thậm chí là tử vong.

Bù nước cho cơ thể như thế nào mới hiệu quả?

Để tận dụng tối đa lợi ích của nước, bạn cần biết cách nạp nước cho cơ thể sao cho hợp lý và khoa học.

  • Nạp nước phù hợp với thể trọng

Lượng nước thực tế một người cần uống trong ngày còn phụ thuộc vào các yếu tố: Cường độ vận động, môi trường làm việc, khí hậu.

Trong điều kiện bình thường, mỗi ngày cần cung cấp khoảng 40ml nước cho mỗi kg cơ thể. Như vậy tùy thể trọng, trung bình một ngày một người cần từ 1,5-2 lít nước. 

  • Uống nước vào buổi sáng

Uống nước vào buổi sáng giúp loại bỏ tất cả các độc tố trong cơ thể và làm sạch ruột của bạn, nhờ đó cơ thể tránh mắc nhiều bệnh thông thường.

  • Thường xuyên uống nước ấm

Uống nước ấm có thể giúp tiêu hóa và trao đổi chất thích hợp giúp thúc đẩy giảm cân, giảm đầy hơi. Ngược lại, bạn nên hạn chế uống nước lạnh vì sẽ dễ làm xáo trộn quá trình tiêu hóa diễn ra trong dạ dày của bạn. Nước lạnh còn làm giảm việc cung cấp máu cho các cơ quan khác nhau của cơ thể, ngoài ra còn dẫn đến táo bón.

  •   Uống nước chuẩn sạch

Để có cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và năng lượng, bạn nên có nguồn nước uống đảm bảo vệ sinh. Hiện nay, trước thực trạng ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, khó kiểm soát, chất lượng nước cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều người tìm đến các sản phẩm máy lọc nước Nhật Bản như một cách vừa bảo vệ sức khỏe cả gia đình. Vitamia.vn hân hạnh mang đến cho bạn các sản phẩm máy lọc nước Nhật Bản chính hãng, chất lượng. Hãy gọi ngay đến hotline 056 959 8888 để được tư vấn chi tiết.