Như thế nào là nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn? Làm sao có thể tự đánh giá nguồn nước tại gia đình? Đây là những câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt trong tình hình ô nhiễm môi trường và nguồn nước đáng báo động hiện nay.

Các tiêu chuẩn để đánh giá nước sinh hoạt

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (ký hiệu QCVN 02:2009/BYT) ban hành kèm Thông tư số 05/2009/TT – BYT ngày 17/6/2009 của bộ Y tế, có 3 nhóm tiêu chuẩn chính để đánh giá một nguồn nước có an toàn để sử dụng hay không, đó là:

Nhóm chỉ tiêu vật lý

Các chỉ tiêu vật lý để đánh giá nước sinh hoạt bao gồm: màu sắc, mùi vị, độ đục, nhiệt độ, số lượng chất rắn trong nước và độ dẫn điện của nước.

Nhóm chỉ tiêu hóa học

Nhóm chỉ tiêu hóa học bao gồm: độ cứng của nước, độ axit trong nước, thành phần các kim loại nặng có trong nước, các hợp chất hữu cơ (như phenol, chất bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa…) còn tồn đọng, hàm lượng oxy hòa tan, nhu cầu oxy hóa, nhu cầu oxy hóa học của nước và độ pH.

Nhóm chỉ tiêu vi sinh

Nhóm chỉ tiêu này đánh giá số lượng các loại vi trùng, siêu vi trùng, rong rêu và các sinh vật thủy sinh khác có trong nước.

Bộ Quy chuẩn này có tác dụng làm căn cứ đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý vì các chỉ tiêu trong Bộ Quy chuẩn chỉ giới hạn trong việc đánh giá chất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt thông thường, chứ không bao gồm sử dụng để ăn uống trực tiếp, vì chất lượng nước ăn uống luôn có yêu cầu khắt khe hơn để đảm bảo sức khỏe.

Filling glass of water from stainless steel kitchen faucet

Một số phương pháp tự đánh giá chất lượng nước tại gia đình

Để đánh giá sơ bộ chất lượng nước sinh hoạt trong gia đình mình, chúng ta có thể dùng cảm quan kiểm tra một số yếu tố như sau:

Màu sắc

Nước sạch là nước trong suốt, không có cặn bẩn, tạp chất hoặc ngả màu.

Khi nước lẫn các tạp chất lẫn như các chất hữu cơ hay chất mùn hữu cơ, nước sẽ đổi màu hoặc có vật chất lơ lửng. Nếu số lượng tạp chất nhiều, mắt thường có thể nhận biết được dựa vào việc so sánh với các dung dịch chuẩn khác.

Mùi vị

Nước nguyên chất thì không có mùi và có vị tự nhiên.

Khi nước có mùi lạ thì có thể nguồn nước đã nhiễm các khí độc như H2S, NH3… hoặc các chất hữu cơ, vô cơ và ion khác như Cu2+ hoặc FE3+.

Mùi vị khác lạ của nước có thể được nhận biết thông qua khứu giác và vị giác. Tuy nhiên, khi bạn nghi ngờ nguồn nước không an toàn thì không nên thử bằng vị giác để tránh ngộ độc.

Độ đục

Nước bị đục là do các chất cặn bã, hạt rắn có trong nước hoặc bị nhiễm vi sinh.

Độ đục của nước có thể được cảm nhận bằng mắt thường, tuy nhiên, để chính xác hơn, bạn có thể sử dụng thang đo độ đục hoặc máy đo độ đục có đơn vị đo là NTU để kiểm tra. Nước sinh hoạt có độ đục cho phép là dưới 5 NTU, nước dùng để nấu nướng và ăn uống thì khắt khe hơn: dưới 2 NTU. 

Hàm lượng Amoni

Amoni là chất khí không màu và có mùi khai, khi tồn tại trong nước sẽ chuyển thành nitrite. Khi chúng ta sử dụng nước này để nấu nướng sẽ có tình trạng thịt dù luộc chín nhừ nhưng không đổi màu. Nguyên nhân là do nitrite đã ức chế enzyme trong thịt, cản trở quá trình chuyển màu này. 

Đối với nước nhiễm amoni ở liều lượng cao trên 20mg/l thì có thể cảm nhận thấy mùi khai tương đối rõ.

Hàm lượng Sắt

Sắt là nguyên tố có sẵn trong nguồn nước tự nhiên, tuy nhiên, ở nồng độ cao, sắt gây mùi tanh cho nước và khiến nước chuyển sang màu đỏ gạch. Sắt cũng làm giảm áp suất của nước trong đường ống dẫn. Chúng ta có thể nhận biết bằng cảm quan thông thường những vấn đề của nguồn nước nhiễm sắt nặng.

Độ cứng tính theo CaCO3

Độ cứng của nước có thể được nhận biết bằng các phản ứng ở nhiệt độ cao (như việc đun nóng). Nếu thường xuyên thấy hiện tượng đóng cặn trong trong thiết bị đun hoặc trong hệ thống dẫn nước nóng thì có thể nước sinh hoạt của gia đình bạn đang có độ cứng ở mức cao, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với những người mắc bệnh sỏi thận.

Hàm lượng chất rắn trong nước

Các chất rắn có trong nước có thể là các chất hoặc hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ, tan hoặc không tan trong nước.

Tuy mắt thường có thể không nhận thấy các chất này nhưng ta có thể sử dụng giấy lọc băng xanh để thử tại nhà. Cách làm là nhúng giấy lọc vào mẫu nước cần thử, đun cách thủy và sấy cặn ở 108 độ C rồi cân tính lượng (mg/l).

Độ pH

pH là chỉ số đo độ axit hoặc bazơ của nước. Nước có nhiều axit sẽ gây tác động không tốt cho sức khỏe con người. Độ pH cân bằng của nước là 7pH, nước sinh hoạt được coi là an toàn khi có pH nằm trong ngưỡng từ 6 tới 8.5, nước ăn uống nên giao động khoảng 6.5 tới 8.5pH trở lên, tốt nhất là nước có tính kiềm pH từ 8.5 tới 9.5.

Chúng ta có thể thử pH của nước bằng que thử pH, kết quả có được sau 2 phút sẽ đem so sánh với thang bảng màu để biết độ pH của mẫu thử. Đây là cách khá đơn giản, dễ làm và có chi phí rẻ.

Hàm lượng Clorua

Clorua quá mức độ cho phép dẫn tới tình trạng ăn mòn đường ống và các thiết bị kim loại. Nó cũng gây tác động không tốt tới sức khỏe con người, đặc biệt là với bệnh nhân mắc bệnh tim và thận.

Có thể thử hàm lượng clorua trong nước bằng bộ kit thử nhanh, kết quả có được sau 20 giây.

Hàm lượng clorua tối đa cho phép trong nước ăn uống là 250 mg/L (QCVN 01:2009/BYT) và trong nước sinh hoạt là 300 mg/L (QCVN 02:2009/BYT)

Các phương pháp tự đánh giá trên tuy đơn giản, có thể thực hiện tại nhà với chi phí thấp và cũng có thể phát hiện được những vấn đề nghiêm trọng của nguồn nước nhưng có giới hạn trong việc nhận biết các nguy cơ tiềm tàng, đặc biệt với các gia đình có thói quen sử dụng trực tiếp nước tại vòi để ăn uống.

Kết luận

Dựa vào các tiêu chí từ bộ Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt  của Bộ Y tế cũng như tự thử nghiệm tại nhà theo phương pháp đánh giá nêu trên, ta có thể nhận biết phần nào về chất lượng nước sinh hoạt của gia đình mình. Tuy nhiên, cách tốt nhất để có nguồn nước sạch cho cả gia đình đó là sử dụng máy lọc nước tại nhà. 

Với những người muốn nâng cao chất lượng sống và cải thiện sức khỏe thông qua nguồn nước ăn uống hàng ngày, có thể tham khảo sử dụng máy lọc nước ion kiềm Kangen đến từ thương hiệu Enagic – Nhật Bản. Đây là loại máy không chỉ lọc sạch nước mà còn tạo ra loại nước kiềm tự nhiên với độ pH từ 8.5 tới 11.5, giàu hydrogen, chứa các chất chống oxy hóa, giúp trung hòa axit dư thừa… nên có tác dụng thanh lọc, trẻ hóa cơ thể và hỗ trợ điều trị triệu chứng các bệnh phổi, đái tháo đường, gout, tăng huyết áp, dạ dày... Đây cũng là loại nước giúp các bữa ăn ngon hơn khi bảo toàn được mùi vị và chất dinh dưỡng của thực phẩm.